Xu hướng làm việc sau đại dịch Covid

Nội dung bài viết

Theo khảo sát “21 xu hướng và tương lai công việc” công bố đầu 2021 của tập đoàn nhân sự Mỹ ManpowerGroup, 48% người lao động cho rằng dịch Covid-19 đã sản sinh ra một cách thức làm việc mới đó là làm việc ở bất cứ đâu. Cách thức làm việc này sẽ sớm trở thành xu hướng trên toàn cầu, đối với một số ngành nghề cụ thể, sự thay đổi này là vô cùng cần thiết để tiết kiệm công sức, nguồn lực và chi phí.

1. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đón đầu xu hướng làm việc ở bất cứ đâu

Tập đoàn Ford Motor của mỹ cho phép 30,000 nhân viên trên toàn thế giới có thể tiếp tục làm việc tại nhà vô thời hạn, dưới sự kiểm soát của cấp trên.

50% số nhân viên của Facebook cũng được cho phép làm việc từ xa trong vòng 10 năm tới mà không phải đến công ty. Tại Twitter, những vị trí làm việc không cần thiết phải đến văn phòng cũng được cho phép làm việc tại nhà vĩnh viễn vô thời hạn. Đối với các tập đoàn công nghệ lớn, điều tương tự cũng đang xảy ra.

Làm việc từ xa trở thành xu hướng
Làm việc từ xa trở thành xu hướng

Thậm chí vượt xa hơn cả quy mô doanh nghiệp, ở các nước Trung Đông như ở các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE mới đây đã đề ra chính sách cấp thị thực riêng cho người lao động làm việc từ xa.

2. Làm việc từ xa có thực sự hiệu quả:

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất của người lao động không những không bị ảnh hưởng mà còn trở lên tốt hơn khi làm việc từ xa. Trên thực ta ta có thể thấy rõ khi người lao động làm việc từ xa có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí từ ăn uống, đi lại, trang phục..vv…Khoản tiền này tại Mỹ ước tính khoảng 5000$ mỗi năm.

Trong thời đại áp lực từ môi trường làm việc ngày càng cao như hiện nay, làm việc từ xa sẽ giúp nhân viên có tâm lý thoải mái hơn, ít chịu căng thẳng hơn. Năng suất và tâm lý của người lao động luôn ảnh hưởng song hành với nhau. Đây có thể là một giải pháp tốt để nâng cao hiệu suất lao động.

Làm việc từ xa giúp giảm căng thẳng cho người lao động
Làm việc từ xa giúp giảm căng thẳng cho người lao động

 

Bên cạnh đó về phía doanh nghiệp, đây cũng là điều kiện để mở rộng thị trường lao động xuyên biên giới, thu hút người tài cống hiến và gắn bó với công việc. Doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm một khoản đáng kể chi phí duy trì nơi làm việc cho người lao động như tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, internet, bảo hiểm..v…v..Một thống kê khác của Global Workplace Analytics cũng cho thấy, các công ty có thể tiết kiệm 11.000 USD/năm cho mỗi nhân viên làm việc từ xa bán thời gian.

3. Cơ hội cho công nghệ phát triển

Công nghệ là yếu tố quyết định cho phương thức làm việc từ xa, chúng giúp người lao động và doanh nghiệp dễ dàng tương tác, quản lý hiệu quả công việc. Nhiều tập đoàn đã phát triển mạnh mẽ sau thời điểm dịch bệnh. Năm 2020 thực sự là một bước ngoặt với các nền tảng làm việc trực tiếp qua dịch vụ đám mây như zoom, Microsoft team..v..v..Đây có thể là một cú huých lớn giúp ngành công nghệ phát triển.

Chia sẻ

Share on facebook
Share on email